Là một trong những mô hình bán hàng phổ biến nhất và được biết đến rộng rãi trên thế giới, B2C trở nên vô cùng phổ biến trong thời gian bong bóng dot-com cuối thập niên 90. Vậy khái niệm B2C là gì? Nó quan trọng như thế nào đối với các doanh nghiệp bán hàng?
Chắc hẳn, rất nhiều những câu hỏi như vậy đang xuất hiện trong đầu bạn. Bài viết này sẽ là cuốn cẩm nang giải đáp tất tần tật mọi thắc mắc của bạn về khái niệm B2C, và những ứng dụng của nó trong môi trường kinh doanh. Nào, hãy cùng bắt đầu.
B2C là gì?
B2C là thuật ngữ viết tắt của Business-to-Customer, thuật ngữ này mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa doanh nghiệp Bán hàng và những người tiêu dùng cuối. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng đều được gọi là các doanh nghiệp B2C.
Ngày nay B2C được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực thương mại điện tử (e-commerce). B2C chủ yếu được dùng để chỉ các nhà bán lẻ trực tuyến bán sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua mạng Internet.
Đặc điểm của mô hình kinh doanh B2C là gì?
Sau khi đã tìm hiểu B2C là gì, chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu về đặc điểm của mô hình này. Đặc điểm chính của mô hình kinh doanh B2C đó chính là khách hàng của B2C là người dùng cá nhân. Những người dùng này chỉ có nhu cầu lên mạng và mua sản phẩm phục vụ nhu cầu của mình và không phát sinh thêm giao dịch mua bán tiếp theo. Chính vì người dùng cá nhân nên không phải tốn công đàm phán giữa hai bên quá nhiều. Bởi tất cả điều kiện mua hàng, giá cá, chính sách, đổi trả hàng hóa đều được cập nhật chi tiết trên website bán hàng. Khách hàng chỉ cần đọc qua những điều khoản, giá cả rồi quyết định có mua hàng hay không.
Lấy ví dụ như bạn kinh doanh đồ phượt, thì bạn chỉ cần up hình ảnh, thông tin sản phẩm, giá cả, điều khoản vận chuyển, thanh toán online lên website. Khách hàng của bạn truy cập website thì họ sẽ đọc sơ qua nội dung mô tả bộ đồ phượt cần mua, tiếp theo là giá cả và phương thức thanh toán, vận chuyển. Nếu cảm thấy hợp lý thì họ sẽ đặt hàng trên website của bạn. Công việc còn lại chỉ ngồi ở nhà và đóng gói giao hàng cho khách, không phải tốn thêm công sức gì nhiều.
Các loại mô hình kinh doanh B2C
Thông thường có 5 loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến mà hầu hết các công ty sử dụng để nhắm đến đối tượng người tiêu dùng.
Người bán hàng trực tiếp
Đây là mô hình kinh doanh B2C phổ biến nhất, trong đó mọi người mua hàng hóa từ các nhà bán lẻ trực tuyến. Chúng có thể bao gồm các nhà sản xuất hoặc doanh nghiệp nhỏ, hoặc đơn giản là các phiên bản trực tuyến của các cửa hàng bách hóa sản phẩm đến từ các nhà sản xuất khác nhau.
Trung gian trực tuyến
Đây là những người không thực sự sở hữu các sản phẩm hoặc dịch vụ mà giữ vai trò kết hợp người mua và người bán với nhau. Đóng vai trò như một Trung gian giữa người mua và người bán hàng.
Mô hình B2C dựa trên quảng cáo
Mô hình này sử dụng nội dung miễn phí, cho phép khách truy cập vào một trang web. Hiểu một cách đơn giản, khối lượng lớn lượng truy cập web được sử dụng để bán quảng cáo, bán hàng hóa và dịch vụ.
Mô hình B2C dựa vào cộng đồng
Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, xây dựng cộng đồng trực tuyến dựa trên sở thích chung, giúp các nhà tiếp thị và nhà quảng cáo quảng bá sản phẩm của họ trực tiếp đến người tiêu dùng. Những trang web như thế này sẽ nhắm mục tiêu quảng cáo dựa trên nhân khẩu học và vị trí địa lí của người dùng.
Mô hình B2C dựa trên phí
Các trang web trực tiếp hướng đến người tiêu dùng như Netflix thu phí để người tiêu dùng có thể truy cập nội dung của họ. Trang web cũng có thể cung cấp nội dung miễn phí, nhưng có giới hạn, và sẽ tính phí cho hầu hết nội dung.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn trả lời cho câu hỏi mô hình B2C là gì cũng như hiểu thêm về đặc điểm và các loại mô hình kinh doanh B2C phổ biến. Chúc bạn thành công!