Affiliate marketing là gì? Vì sao affiliate marketing không chỉ là một phương thức marketing giúp mang lại hiệu quả doanh thu mà còn là cơ hội kiếm thêm thu nhập cho nhiều người? Hãy cùng Abenla tìm hiểu qua bài viết sau nhé!
Affiliate marketing là gì?
Affiliate Marketing hay Tiếp thị liên kết là 1 hình thức kinh doanh online gần giống như mô hình cộng tác viên. Hay nói cách khác, nó là mô hình cộng tác viên, nhưng được “tối ưu hóa” & “công nghệ hóa”. Với hình thức này, bạn có thể tìm các nhà phân phối sản phẩm có chương trình affiliate, đăng ký và quảng bá sản phẩm của họ và bạn sẽ được trả hoa hồng tương ứng với hiệu quả kinh doanh mà bạn mang lại cho doanh nghiệp đó.
Tiếp thị liên kết là một chiến thuật phổ biến để thúc đẩy doanh số và tạo doanh thu online đáng kể cho nhiều người. Nó vô cùng có lợi cho cả doanh nghiệp và các Affiliate marketers.
Cách thức hoạt động của Affiliate Marketing
Affiliate Marketing hoạt động bằng cách sử dụng sức mạnh digital marketing và sự sáng tạo của nhiều người. Nó tận dụng khả năng của nhiều cá nhân để có chiến lược marketing hiệu quả hơn. Với phương thức đó, doanh nghiệp sẽ cung cấp một phần hoa hồng cho những người đóng góp một phần lợi nhuận. Hình thức marketing có 3 đối tượng chính:
- Người bán và người tạo ra sản phẩm
- Các affiliate hoặc các advertiser
- Người tiêu dùng
Người bán và người tạo sản phẩm
Người bán là các cá nhân hay các doanh nghiệp lớn, các nhà cung cấp, thương gia hay các nhà bán lẻ sản phẩm trên thị thường. Sản phẩm có thể là một đối tượng vật lý như hàng gia dụng, mỹ phẩm… hoặc dịch vụ như các dịch vụ chăm sóc sắc đẹp.
Affiliate hay Publisher
Các affiliate có thể là một cá nhân hoặc một công ty tiếp thị liên kết chuyên tiếp thị sản phẩm của người bán theo nhiều cách khác nhau nhằm thu hút các khách hàng tiềm năng. Nói cách khác, affiliate sẽ quảng bá sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng rằng sản phẩm đó tốt hoặc có lợi cho họ và thuyết phục họ mua sản phẩm. Nếu khách hàng đồng ý mua sản phẩm thì các affiliate sẽ nhận được một phần doanh thu từ người bán cho hoạt động affiliate marketing của mình.
Các afiliate thường có một đối tượng khách hàng cụ thể. Họ sẽ tuỳ theo những nhu cầu của đối tượng để tiếp thị những sản phẩm phù hợp nhất.
Người tiêu dùng
Người tiêu dùng chính là nguồn động lực của affiliate marketing. Các affiliate sẽ chia sẻ những sản phẩm với khách hàng trên các phương tiện truyền thông xã hội, blog và trang web. Khi người tiêu dùng mua sản phẩm, các affiliate sẽ nhận được một khoảng lợi nhuận. Đôi khi các affiliate thường chia sẻ với người dùng rằng họ sẽ nhận được hoa hồng nếu họ bán được sản phẩm từ hoạt động affiliate marketing của mình.Tuy nhiên hiện nay cũng có những trường hợp khách hàng không hề hay biết gì về các hoạt động tiếp thị liên kết đằng sau việc mua hàng của họ.
Affiliate là một phương thức marketing mạnh mẽ
1. Tác động sâu đến toàn bộ hành trình khách hàng
Ngày nay, khi hành trình mua hàng của người dùng ngày càng phức tạp và khó kiểm soát. Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng chỉ thông qua một vài điểm chạm “touch point” vẫn chưa đủ hiệu quả. Doanh nghiệp cần một chiến lược để đưa thông điệp của thương hiệu đến đúng với tệp khách hàng tiềm năng, vào đúng thời điểm.
Theo nghiên cứu có tới 70% người dùng tin tưởng vào những review, đánh giá của chuyên gia, người có ảnh hưởng trước khi quyết định mua hàng. Affiliate như đã nói có thể hiểu là hình thức “Performance marketing base on Partnership”. Doanh nghiệp dựa vào những publisher (partnership) để đưa thông điệp của mình đến khách hàng. Sử dụng affiliate marketing sẽ đem lại cơ hội để thương hiệu có thể thâm nhập vào những ngách sâu hơn, tối ưu hơn trong customer journey.
2. Thấu hiểu đúng insight khách hàng
Mỗi chiến lược marketing của doanh nghiệp ngoài mục tiêu giúp ra tăng doanh số khách hàng thì điều quan trọng không kém đó là lấy được những insight quan trọng từ những dữ liệu mà chiến dịch marketing đó đem lại. Doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu như thế nào để cải tiến sản phẩm, dịch vụ cho các chiến dịch trong tương lai cũng là điều quan trọng không kém.
Đối với affiliate marketing, các doanh nghiệp có thể sử dụng những dữ liệu khách hàng được publisher mang lại như kênh digital marketing nào đem lại nhiều khách hàng nhất cho sản phẩm của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể gia tăng ngân sách vào những kênh mang lại hiệu quả.
3. Ứng dụng nhanh những công nghệ mới vào chiến lược marketing của doanh nghiệp
Khi mà xu hướng automation marketing ngày càng trở nên mạnh mẽ. Nhiều doanh nghiệp vẫn loay hoay trong việc làm sao để ứng dụng nó vào mô hình công ty của mình một cách hiệu quả. Những rủi ro về chi phí nhân sự, quản lý luôn khiến các doanh nghiệp đắn đo khi tiếp xúc với một công nghệ mới.
Trong khi đó, Affiliate Marketing với bản chất là việc hợp tác cùng các publisher đem đến cơ hội cho doanh nghiệp được tiếp cận trên nhiều nền tảng khác nhau cùng một lúc. Mô hình CPA (Cost per action) khiến doanh nghiệp kiểm soát được chi phí của mình. Doanh nghiệp chỉ phải trả tiền khi đơn hàng của khách hàng được ghi nhận và thanh toán thành công.
4. Đo lường hiệu quả chiến dịch marketing
Gần đây, khi các thuật ngữ như Performance, ROI (Return on investment) được nhắc đến nhiều hơn. Đứng trước mỗi quyết định triển khai một chiến dịch marketing, câu hỏi được đặt ra luôn là làm thế nào để đo lường hiệu quả của chiến dịch đó. Theo báo cáo của IAB Marketing, trung bình doanh nghiệp có thể thu được 14$ trên mỗi 1$ chi phí bỏ ra cho Affiliate. ROI tương ứng 1400%. Một con số vô cùng tiềm năng cho thấy sự mạnh mẽ của Affiliate Marketing.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Affiliate Marketing. Rõ ràng đây một công cụ mạnh mẽ và quan trọng của mọi doanh nghiệp. Chỉ bằng việc áp dụng một vài chiến thuật cơ bản thôi bạn đã có thể giúp phát triển, cải thiện quá trình giới thiệu và tạo nguồn doanh số mới cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công với Affiliate Marketing.