Google My Business là gì?

Google Business là gì? Google Business hay còn có tên gọi đầy đủ là Google My Business. Đây là một công cụ dành cho các doanh nghiệp, tổ chức để quản lý sự hiện diện trực tuyến của họ trên Google, bao gồm cả Google Search (Google tìm kiếm) và Google Maps (Google bản đồ). Đặc biệt hơn, Google Business là một công cụ miễn phí và dễ sử dụng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm hiểu cách sử dụng thông qua hướng dẫn từ chính Google.

Bằng cách xác minh và chỉnh sửa thông tin doanh nghiệp trên Google Business, bạn có thể vừa giúp khách hàng tìm thấy bạn vừa kể cho họ câu chuyện về doanh nghiệp của bạn. Đồng thời sử dụng Google Business để tương tác với khách hàng mới và cũ và kể cho họ câu chuyện về doanh nghiệp của bạn.

Việc tối ưu hóa Google My Business (GMB) là một chiến lược quan trọng đối với bất kỳ thương hiệu và doanh nghiệp nhỏ (SMBs) nào. Nó như một cánh cửa dẫn đến những cơ hội chuyển đổi trực tiếp cũng như gia tăng hiệu hiệu quả chuyển đổi trên online. Google Search và (đặc biệt là) Google Map thường là điểm chạm tiếp xúc đầu tiên của hàng triệu khách hàng đối với doanh nghiệp. Đó có thể là các doanh nghiệp chỉ hoạt động online, cũng như các doanh nghiệp có cơ sở kinh doanh trong khu vực.

4 yếu tố quan trọng để SEO Google My Business

Hồ sơ doanh nghiệp cần được chính chủ xác minh (verified)

Một trong những câu hỏi được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong suốt những năm qua đó là: “Có bao nhiêu doanh nghiệp đã xác minh danh tính của họ trên GMB?” Nghiên cứu của Place Scout năm 2019 được thực hiện trên 2,4 triệu doanh nghiệp đến từ hơn 30 lĩnh vực kinh doanh khác nhau, đã chỉ ra rằng, chỉ có 62,2% doanh nghiệp làm được điều đó. Nghiên cứu khác đến từ Whitespark được thực hiện năm 2020, với 800.000 doanh nghiệp tham gia, còn cho ra kết quả thấp hơn khi tỷ lệ đó chỉ đạt 49%.

So sánh giữa hai bài nghiên cứu thì nghiên cứu của Places Scout chứa nhiều thông tin giá trị liên quan đến điểm chuẩn của GMB hơn. Do đó, bài viết dưới đây của MarketingAI sẽ tập trung vào các số liệu tiêu biểu có trong bài nghiên cứu đó.

Thông tin hồ sơ cơ bản

Theo nghiên cứu, tỷ lệ hoàn thiện hồ sơ của các doanh nghiệp trên Google My Business là 72%61% doanh nghiệp có ghi chú thời gian làm việc (mở cửa), và 93% có ghi số điện thoại của doanh nghiệp.

73% doanh nghiệp có chèn link URL dẫn đến website của công ty, nhưng chỉ có 29% là có viết mô tả doanh nghiệp trong hồ sơ. Độ dài mô tả trung bình là khoảng 231 từ.

Lượng ảnh trung bình có trong một hồ sơ trên Google My Business là hơn 45 ảnh. Và bức ảnh gần đây nhất do chủ doanh nghiệp đăng lên đã là hơn 3 tháng trước. Tỷ lệ này quả thực rất đáng báo động. Vì rõ ràng, việc thường xuyên cập nhật ảnh vào hồ sơ doanh nghiệp sẽ giúp tăng khả năng hiển thị và tương tác với người tiêu dùng hơn. Nhưng dường như các doanh nghiệp vẫn chưa tận dụng tốt được điều đó.

Chỉ 4,4% hồ sơ doanh nghiệp là có gắn liên kết đến menu và tỷ lệ này là tương tự với các liên kết đặt chỗ /đặt bàn (4,3%). Nghiên cứu này được thực hiện trước khi đại dịch COVID-19 diễn ra và nhiều chuyên gia hy vọng rằng, những con số này sẽ được cải thiện hơn trong những ngày tới.

Hiện tại, chỉ có khoảng 24% hồ sơ có gắn liên kết đến các trang mạng xã hội.

Đánh giá và tỷ lệ phản hồi

Mỗi hồ sơ doanh nghiệp có trên GMB trung bình nhận được 73 lượt đánh giá. Loại doanh nghiệp nhận được lượt đánh giá thấp nhất (wholesale – bán buôn) đạt trung bình 23 đánh giá. Loại doanh nghiệp nhận được đánh giá nhiều nhất là du lịch và khách sạn với 237 đánh giá.

Chỉ số xếp hạng sao trung bình là 4,08/5. Và chỉ có 19% các chủ doanh nghiệp phản hồi lại những đánh giá của người tiêu dùng. Thời gian phản hồi cũng mất đến hơn 25 ngày. Đáng chú ý ở đây là, khi phản hồi, chủ doanh nghiệp cũng chỉ giải quyết 35% trong số các đánh giá đó, và tập trung nhiều hơn đến các đánh giá tiêu cực. Do đó, tỷ lệ phản hồi và giải quyết vấn đề của các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự được tối ưu hóa.

Theo nghiên cứu, các chủ doanh nghiệp nhận được trung bình 1,5 đánh giá mới mỗi tháng.

Bài đăng trên Google và Q&A

Nghiên cứu của Places Scout cũng cho thấy rằng, chỉ có 13,4% doanh nghiệp có sử dụng Google Posts. Các doanh nghiệp này trung bình có hơn 5 bài đăng trong khoảng thời gian Places Scout thực hiện nghiên cứu, và 3,2 bài đăng trong vòng 1 tháng vừa qua.

Khoảng ⅓ (32,2%) các doanh nghiệp nhận được những câu hỏi có liên quan đến họ trong GMB. Số lượng câu hỏi trung bình là 3,1 câu/doanh nghiệp và chỉ có 2,5/3,1 câu hỏi là được doanh nghiệp trả lời. Trong khi đó, Local Guides (Hướng dẫn địa điểm – 1 tính năng trên Google Map được ra đời vào năm 2015) cũng trợ giúp doanh nghiệp trả lời khoảng  câu hỏi. Ngoài ra thì có khoảng 0,17% các doanh nghiệp tự hỏi tự trả lời – một phương thức đang được khuyến khích giúp gia tăng tương tác giữa người dùng và doanh nghiệp.

Hầu hết các chủ doanh nghiệp cũng mất trung bình dưới 1 ngày để trả lời các câu hỏi đó. Tỷ lệ phản hồi này là tương đối tốt, ấn tượng hơn nhiều so với hiệu suất phản hồi đánh giá đã được nhắc tới ở trên.

Tối ưu thông tin để tăng hiệu suất SEO

Khoảng 90% hồ sơ doanh nghiệp có mặt trên GMB là các doanh nghiệp chỉ hoạt động tại một địa điểm. Điều này có nghĩa là đại bộ phận các doanh nghiệp trên GMB đều là các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, có những điểm thiếu sót được xác định trong nghiên cứu hoàn toàn có thể áp dụng tốt cho các doanh nghiệp đa địa điểm (multi-location business).

Dữ liệu ở trên cho thấy có một số điểm cơ bản mà các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa sẵn:

  • Thêm mô tả doanh nghiệp
  • Thường xuyên cập nhật ảnh liên quan đến doanh nghiệp
  • Bổ sung đầy đủ các link liên kết đến menu, link đặt chỗ, đặt bàn và các mạng xã hội liên quan vào hồ sơ doanh nghiệp
  • Cố gắng thu hút các reviews, đánh giá tích cực liên quan đến trải nghiệm người dùng, nhưng quan trọng hơn là, các doanh nghiệp nên trả lời các đánh giá đó trong vòng 24 giờ
  • Sử dụng Google Posts thường xuyên
  • Tận dụng tối đa phần Hỏi và trả lời – Google Q&A (ví dụ: cập nhật thêm phần Các câu hỏi thường gặp)

Trên đây chỉ là một số điểm cần tối ưu hóa trong một hồ sơ doanh nghiệp trên Google My Business, được chỉ ra trong nghiên cứu điểm chuẩn của Places Scout. Ngoài ra, còn rất nhiều điểm cần lưu ý khác, tuy nhiên, đây là những mục cơ bản và đơn giản nhất, và nếu các doanh nghiệp đã làm tốt chúng, thì họ sẽ sớm thấy thứ hạng hiển thị trên Google và tỷ lệ chuyển đổi gia tăng trong thời gian ngắn.

Theo SearchEngineLand