Việt Nam – “Điểm đến hàng đầu thế giới về ẩm thực”, mang lại nhiều cơ hội “béo bở” cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực F&B. Hãy tham khảo nội dung bài viết này để biết thêm các thông tin xoay quanh F&B nhé!

Ngành ẩm thực nước ta ngày càng tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này thể hiện qua việc các cửa tiệm cà phê, nhà hàng, pub hay bar cứ năm sau lại “mọc lên” nhiều hơn năm trước, đặc biệt là ở các thành phố lớn.

Theo dự báo của chuyên gia, đến năm 2023, doanh thu từ ngành F&B tại nước ta có thể đạt tới mức 408 tỷ đô la Mỹ. Song song với sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, F&B vẫn tiếp tục là lĩnh vực đầy hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp và nhà đầu tư.

F&B là gì?

Được viết tắt từ chữ Food and Beverage Service, F&B là một loại hình kinh doanh chuyên phục vụ đồ ăn, thức uống cho khách hàng. Nói ngắn gọn hơn, F&B là ngành thực phẩm và đồ uống. Đối tượng kinh doanh của ngành này là cửa hàng bán thức ăn nhanh, cửa hàng cà phê, quầy bar, nhà hàng, khách sạn,…

Nhiều người vẫn lầm tưởng F&B và ngành dịch vụ là một. Nhưng trên thực tế, ngành dịch vụ vốn bao hàm nhiều hoạt động kinh tế – xã hội đa dạng, như dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ quảng cáo,v.v. Và F&B chỉ được xem là một “tệp con” trong ngành này. 

Trong các nhà hàng, khách sạn, F&B có nhiệm vụ gia tăng trải nghiệm khách hàng, từ đó thể hiện hình ảnh chuyên nghiệp, nâng cao uy tín cho công ty. Chính vì thế, chủ doanh nghiệp không thể xem nhẹ tầm quan trọng của chiến lược marketing cho F&B.

Những yếu tố cần có trong chiến lược marketing cho F&B

Định vị thương hiệu rõ ràng

Hãy xác định loại hình F&B mà bạn muốn theo đuổi lâu dài. Chiến lược marketing tốt đòi hỏi bạn nắm bắt được insight khách hàng của riêng ngành F&B. Bạn hãy suy nghĩ kỹ và tìm lời giải đáp cho câu hỏi: Làm thế nào để thương hiệu của bạn ghi “ấn tượng khó phai” trong lòng quý khách?

Chọn bao bì sản phẩm xứng tầm chất lượng

Có câu “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Tuy nhiên, trong lĩnh vực cạnh tranh cao như F&B, cả phần “gỗ” lẫn “nước sơn” đều tốt sẽ dễ dàng giúp bạn chiếm được cảm tình của khách hàng hơn rất nhiều đấy!

Đừng quên: Từ logo thương hiệu, chữ, màu sắc hay hình ảnh chủ đạo trên bao bì… đều đóng vai trò thiết yếu trong một chiến lược marketing cho F&B thành công. 

Chú trọng USP

USP (Unique Selling Point – Lợi điểm bán hàng độc nhất) cho những sản phẩm ngành F&B có thể bao hàm giá cả, yếu tố thẩm mỹ, nguồn gốc nguyên liệu chế biến, mức độ dinh dưỡng và hợp vệ sinh,… 

Vậy, điểm nhấn riêng cho sản phẩm của bạn là gì? Xác định được điều này khá là “khoai”, đòi hỏi nhiều công sức và nỗ lực. Nhưng nếu bạn làm được thì thương hiệu của bạn sẽ nổi bần bật trong muôn vàn đối thủ cạnh tranh.

Đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến

Người dùng internet ngày nay mua sắm qua mạng rất nhiều, trong đó có cả các sản phẩm F&B. Hãy đừng làm “trâu chậm uống nước đục”! Bạn hãy đầu tư cho các bài viết blog trên website doanh nghiệp, tạo menu đa dạng với hình ảnh chỉn chu hết mức có thể. Tận dụng sức mạnh từ social media (nhất là Instagram), hợp tác các KOLs trong cùng ngành sẽ giúp bạn tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Gửi email marketing đến các khách hàng cũ và mới để giới thiệu các ưu đãi đặc biệt hay sự kiện “hot” sắp diễn ra. 

Liên kết với các đối tác

Bạn hãy tìm hiểu mô hình liên kết kinh doanh giữa Pepsi, Coca Cola với các cửa hàng thức ăn nhanh. Rõ ràng là trong ngành F&B, sự hợp tác giữa các thương hiệu sẽ mang lại mối quan hệ win – win, đôi bên cùng được hưởng lợi. Khách hàng tin dùng sản phẩm của bạn hơn. Ở chiều ngược lại, bạn sẽ có cơ hội tăng nhận diện thương hiệu và lợi nhuận.

Qua những chia sẻ trên, mong rằng bạn đã có đáp án cho thắc mắc F&B là gì? Những điều cần làm để chiến lược marketing cho F&B hiệu quả là gì? Hãy liên hệ Hotline của Abenla để được chúng tôi tư vấn thêm về chiến lược marketing phù hợp nhất cho đơn vị của bạn nhé!